-‘๑’- [T]een [S]anh [D]ieu -‘๑’-
Chào mừng bạn đến với -‘๑’- [T]een [S]anh [D]ieu -‘๑’- all connect - kết nối không giới hạn.
» Nếu đây là lần đầu tiên bạn tham gia diễn đàn, xin mời bạn xem phần hỏi/đáp để biết cách dùng diễn đàn.
» Để có thể tham gia thảo luận, các bạn phải đăng ký làm thành viên, click vào đây để đăng ký.



Join the forum, it's quick and easy

-‘๑’- [T]een [S]anh [D]ieu -‘๑’-
Chào mừng bạn đến với -‘๑’- [T]een [S]anh [D]ieu -‘๑’- all connect - kết nối không giới hạn.
» Nếu đây là lần đầu tiên bạn tham gia diễn đàn, xin mời bạn xem phần hỏi/đáp để biết cách dùng diễn đàn.
» Để có thể tham gia thảo luận, các bạn phải đăng ký làm thành viên, click vào đây để đăng ký.

-‘๑’- [T]een [S]anh [D]ieu -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tượng đá trên đảo Rapanui

Go down

Tượng đá trên đảo Rapanui Empty Tượng đá trên đảo Rapanui

Bài gửi by Hội Lang Bang Wed Dec 09, 2009 8:48 am

[You must be registered and logged in to see this image.]Đảo Rapanui của Chilê là một trong những nơi cô đơn nhất trên Trái Đất nằm giữa mênh mông biển cả Nam Thái Bình Dương, cách bờ biển Nam Mỹ 3.700km, cách đảo có người ở gần nhất cũng phải 1.000km. Khi tìm thấy đảo này thì trên đảo đã có hai loại cư dân, một là người pôlinêxia ăn lông ở lỗ đúng là đang ở thời kỳ nguyên thủy; hai là những tượng điêu khắc được tạc bằng đá tảng đại diện cho nền văn minh phát triển cao.
Cư dân trên đảo hiện nay vừa không có kỹ thuật điêu khắc tạc tượng đá với nghệ thuật tạo hình cao như vậy, vừa không có kỹ thuật hàng hải để vượt hàng ngàn cây số đường biển. Người ta hỏi rằng: Người nào đã tạc nên những tượng đá đó? Họ làm cho ai? Mục đích là gì? Tất cả điều đó khiến cho đảo này bị trùm lên một bức màn bí mật.
Lịch sử phát hiện ra đảo Rapanui chưa được bao lâu. Năm 1722, người Hà Lan lần đầu tiên đặt chân lên đảo này và đặt tên cho nó, đó là ngày 5 tháng Tư, đúng vào ngày Lễ Phục Sinh và họ đặt tên cho nó là "đảo Lễ Phục Sinh". Còn tên Rapanui có nghĩa là đảo tượng đá do người dân trên đảo đặt tên.
Về sau, người Tây Ban Nha cùng với các nhà thám hiểm Châu Âu nhiều lần đặt chân lên đảo trong vòng nhiều năm. Điều khiến cho những người thám hiểm hứng thú nhất là trên đảo hoang nhỏ bé và cô đơn này vẫn có dân cư sinh sống. Càng quan trọng hơn nữa là trên đảo có hàng trăm pho tượng đá khổng lồ, những tượng đá này được gọi là tượng đá "Moai" do người dân tự đặt, nó có đặc trưng rất nổi bật là khuôn mặt các tượng đều dài khác thường, mũi hơi hếch lên, cặp môi mỏng hơi dẩu, vừng trán rộng hơi ngửa ra, dái tai to rủ xuống. Trên thân thể có chạm hình chim bay, cùng với cánh tay buông thõng hai bên. Tất cả những nét tạo hình đó làm cho tượng đá có phong thái riêng, khiến người ta chỉ cần liếc mắt qua là nhận được nó. Ngoài ra, một số tượng còn đội mũ đổ hình trụ tròn, dân bản xứ gọi mũ đó là "Paucaau", xa trông giống như chiếc vương miện màu hồng, khiến cho tượng đá có thêm vẻ tôn quý và sắc thái cao ngạo.
Trong số 600 pho tượng đó chỉ có khoảng 30 tượng được vinh dự đội mũ đỏ, số tượng có mũ được chia ra: bờ Đông Nam của đảo có 15 chiếc, bờ Bắc đảo có 10 chiếc và bờ Tây đảo có 6 chiếc. Những tượng đá được đội mũ đỏ trông giống như những nhà quý tộc trong đám tượng bình dân.
Những tượng đá được người đời ca ngợi đã trở thành tượng trưng cho hòn đảo nhỏ cô đơn nơi chân trời góc biển. Nhưng khi ca ngợi những pho tượng, người ta thắc mắc: Tượng đá đại diện cho cái gì? Thổ dân trên đảo dùng những dụng cụ thô sơ mà sao có thể tạo ra được những tượng như thế?
Trong khi tìm hiểu về nguồn gốc, các nhà khảo cổ học, địa chất học chỉ nhận được câu trả lời từ phía người dân trên đảo là không ai biết gì về lai lịch các tượng đá ấy, họ cũng như cúng ta cũng không ai tham gia vào việc tạo tượng.
Những tượng đá khổng lồ trên đảo Rapanui đang được các du khách thăm quan đưa vào du ký, hồi ký, nhật ký, miên tả,... và ngày càng trở nên bí ẩn. Những tượng đá này có dáng tạo hình thống nhất: hình người có khuôn mặt dài nhỏ, thần sắc đờ đẫn, chứng tỏ chúng được gia công chế tác theo một hình mẫu thống nhất. Phong cách đặc biệt mà tượng đá thể hiện thì không nơi nào có, chứng tỏ nó là sản phẩm của chính đảo này, không thể là ảnh hưởng ngoại lai. Nhưng cũng có những học giả cho rằng, tạo hình của chúng có phần giống với tượng người đá của di chỉ văn hóa người Anhđiêng và Maya ở Tinacacoa Mexico. Phải chăng nền văn hóa Mexico cổ đại đã ảnh hưởng đến nó trong khi Mexico cách xa đảo Rapanui đến hàng ngàn cây số, có khả năng ấy không?
Không thể có khả năng ấy bởi: Những tượng đã này, nhỏ thì cũng nặng tới khoảng 2,5 tấn, to thì nặng tới khoảng 50 tấn, một số lượng còn có mũ. Mũ đá cũng là một vật nặng tới hàng tấn, chúng đã được những người khai tác đá, đúc lấy ra như thế nào, dùng cách gì để vận chuyển tới nơi xa xôi để dựng lên cho đứng sừng sững một cách vững chãi như vậy. Hơn nữa, mấy thế kỷ trước, cư dân trên đảo còn chưa biết đến đồ sắt.
Vậy ai là người chế tác ra những tượng đá trên đảo trong khi người dân trên đảo cũng không có khả năng?
Các nhà khảo cổ phân tích cách bố trí những pho tượng khổng lồ trên đảo và họ đã phát hiện thấy những nơi khai thác đã ở trên dãy núi Ranôrakô. Mấy chục vạn mét khối đá cứng được đục lấy ra, khắp nơi vương vãi đầy những đá vụn để lại, những tượng đá khổng lồ sau khi làm xong đã được chuyển đến nơi xa đặt dựng. Trên "công trường" vẫn còn nằm lại ngổn ngang hàng trăm tảng đá chưa được gia công và những pho tượng đang được chế tác dang dở. Một pho trong số đó thật kỳ diệu, phần mặt của tượng đá đã tạc xong, nhưng phần sau đầu thì vẫn đang liền với núi đá. Thực ra, chỉ cần mấy nhát nữa là có thể tách tượng ra khỏi núi, nhưng tác giả của nó lại không làm như vậy; dường như họ bỗng phát hiện ra điều gì và vội vàng bỏ đi.
Phóng tầm mắt ra toàn bộ "công trường" khai tác đá là quang cảnh đồ sộ, người ta không thể tưởng tượng được việc gì đã xảy ra khiến cho tất cả thợ đá kéo nhau bỏ đi. Trên "công trường", những mảnh đá vỡ, những đá vụn vứt lại tứ tung, tựa như những vết chân bỏ chạy trong hỗn loạn. Trên những mảnh đá đó còn để lại vết đục khá sâu và những mạt đá bắn tung tóe khắp nơi, chứng tỏ trên "công trường" đang tràn trề bầu không khí vui vẻ và làm việc hăng say.
Những tác phẩm ở những mức độ tiến triển khác nhau trên công trường như ngưng đọng vết thời gian ở đó. Vậy trên đảo đã xảy ra việc gì?
Núi lửa phun trào? bởi đảo được hình thành nhờ chính núi lửa này. Tuy nhiên, các nhà địa chất cho rằng, đảo Rapanui cố nhiên là đảo núi lửa, nhưng núi lửa đã tắt từ lâu, từ trước khi có loài người đến cư trú trên đảo và nó đã ổn định suốt từ đó. Hay bị cuống phong sóng giữ, hoặc tai họa gì đó khiến cho công trường phải dừng việc. Cư dân trên đảo đã quá quen với cảnh sóng gió, chắc chắn không phải vì cảnh cuồng phong mà hoảng loạn. Và nếu có thể thì sau khi tai qua nạn khỏi, công việc có thể trở lại. Nhưng họ đã không làm như thế.
Vì sao lại như vậy? Vì sao phải tạc những tượng đá khổng lồ này là một điều bí ẩn, vì sao trên công trường đá đột ngột dừng mọi việc lại là một bí ẩn nữa.
Rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu 600 pho tượng rải rác trên đảo và quy mô, địa hình ở những nơi công trường khai thác đá tạc tượng cho đã cho rằng, khối lượng công việc như vậy đòi hỏi phải có 5.000 lao động khỏe mạnh mới có thể làm nổi. Họ đã tiến hành, thí nghiệm, tạc một pho tượng hình người cỡ trung bình, thấy rằng phải có hơn mười thợ làm việc suốt một năm. Dùng bộ con lăn gỗ trượt đi hầu như là cách giải quyết duy nhất vấn đề vận chuyển trên đảo. Hơn nữa phương pháp vận chuyển nguyên thủy đó có thể đưa được những vật khổng lồ đến bất cứ xó xỉnh nào trên đảo. Rõ ràng phương thức này đòi hỏi rất nhiều sức lao động, trong khi đó ông Jacôbơ Rugơven mói đến đảo này, ông ta đã nói rằng trên đảo dường như không có cây cối gì cả. Vậy là không thể dùng con lăn gỗ để vận chuyển nhưng tượng đá khổng lồ đó được.
Vậy thì những pho tượng đó được vận chuyển như thế nào trên đảo?
Ngoài ra, trong số những tượng đá trên đảo, không ít những tượng đội mũ đá. Những chiếu mũ đá nặng từ 2 đến 10 tấn, đây lại là một vấn đề nữa, muốn đưa được những chiếc mũ đá đó lên đầu tượng đá khổng lồ thì ít nhất cũng phải có thiết bị cần cẩu. Trên đảo không có cây cối, cả đến gỗ làm con lăn cũng không có thì vật liệu gì để có thể làm được cần cẩu.
Tiếp đến là 5.000 sức lao động khỏe mạnh ăn bằng gì, sống ra sao? Trong thời kỳ lịch sử xa xưa ấy, trên đảo chỉ có mấy trăm thổ dân, họ ăn gió nằm sương giống như người nguyên thủy thì làm gì có lương thực cung cấp cho 5.000 miệng ăn của người lao động. Vỏ cây trên đảo, trồng cấy lương thực, họa hoằn có tôm cá trôi dạt vào bãi cát cũng không thể thỏa mãn nổi nhu cầu cuộc sống thấp nhất của họ.
Hiện nay trên đảo cũng chỉ có 1.800 người, rất nhiều đồ dùng sinh hoạt còn phải dựa vào sự cung cấp từ đất liền.
Có lẽ thế lực tôn giáo bắt buộc thổ dân trên đảo sáng tạo ra những kỳ tích thế gian này. Song thổ dân trên đảo là những cư dân nguyên thủy chưa có tín ngưỡng tôn giáo nào. Mãi đến thế kỷ 19, khi các giáo sĩ người Pháp tới truyền đạo, họ mới dần dần tiếp thu đạo Thiên Chúa Rôma. Những tượng đá đứng nhìn ra biển thì đại diện cho tôn giáo mà ngay cả đến người dân trên đảo cũng chẳng hiểu gì.
Nữ sĩ đội trưởng đội khảo sát của viện bảo tàng Britain Scoxơbe Rôtơli, bằng giọng xúc động và mơ hồ ghi trong hồi ký của mình "... vì không khí trên đảo khiến chúng tôi có cảm giác rằng xưa kia nó đã từng tồn tại mà ngày nay thì đã mất đi một quy hoạch quá đồ sộ với một khí thế vô biên. Nhưng rốt cuộc nó là cái gì? Và nó vì cái gì?"

Hội Lang Bang
Hội Lang Bang
-‘๑’-[A]DMIN -‘๑’-
-‘๑’-[A]DMIN -‘๑’-

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 77
Join date Join date : 09/11/2009
Tuổi Tuổi : 30
Đến từ Đến từ : Vùng đất chết

https://teensanhdieu.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết